image banner
TIN NÓNG
DỊCH VỤ CÔNG

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tuyên truyền về phòng tránh tác hại của rượu, bia đến năm 2030 tại Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An

Thực hiện Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 05/3/2025 của UBND tỉnh Nghệ An về việc triển khai Đề án “Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Văn bản triển khai thực hiện Đề án số 769/SYT-NVY của Sở Y tế Nghệ An (kèm theo); Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam xây dựng bài tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người lao động về tác hại của rượu, bia. Cung cấp cho cán bộ, công chức và người lao động những kiến thức về công tác phòng, chống tác hại của rượu bia, giúp cán bộ, công chức và người lao động hiểu biết về tác hại của rượu bia với bản thân gia đình và xã hội, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của viên chức, người lao động trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia.

100% các phòng, đơn vị triển khai tuyên truyền, phổ biến về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia; các văn bản chỉ đạo của ngành y tế và của UBND tỉnh.

II. NỘI DUNG

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Nghệ An về phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030. Đảng ủy, Lãnh đạo Ban tổ chức quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức và người lao động thuộc Ban về Luật phòng chống tác hại của rượu, bia đến năm 2030.

Tổ chức thông tin, truyền thông về tác hại của rượu, bia và phòng chống tác hại của rượu, bia đáp ứng yêu cầu, mục đích của ngành Y tế khuyến cáo qua các phương tiện thông tin rộng rãi.

Yêu cầu các phòng, đơn vị, công đoàn, đoàn thanh niên quán triệt tới từng cán bộ, công chức và người lao động vận động gia đình của mình có trách nhiệm tham gia, hưởng ứng các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của bia, rượu.

2. Nội dung tuyên truyền:

a. Rượu, bia là gì ?

- Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, rượu đế, rượu nếp, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic. Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

- Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.

- Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

b. Rượu, bia được hấp thu vào cơ thể như thế nào?

Khi uống rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh trực tiếp vào máu với 20% hấp thu tại dạ dày và 80% tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rỗng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có gaz như soda, coca v.v… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn. Sau khi hấp thu, rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ rượu còn nguyên dạng (khoảng 5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu.

c. Cơ thể chúng ta đào thải rượu, bia ra bên ngoài như thế nào?

Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất.

d. Rượu, bia gây tác hại như thế nào?

- Vô sinh và sảy thai: Rượu có thể ảnh hưởng không tốt đến chức năng năng sinh sản của nam giới, trong dài hạn, rượu làm giảm nồng độ testosterol, dẫn đến suy giảm khả năng tình dục, gây độc đối với tinh hoàn, do đó làm tổn thương tinh trùng hoặc khiến chúng không “chạy” tới trứng được, nên ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Uống rượu cũng làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới, dù là uống lượng nhỏ rượu, bia mặc dù các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân vì sao.

- Tăng nguy cơ ung thư: Những đồ uống có cồn như rượu, bia khi vào cơ thể thì sẽ được giáng hóa ở gan và tạo thành chất độc hại là acetaldehyde, chất này làm tổn thương ADN của tế bào, do vậy làm tăng nguy cơ mắc ung thư như ung thư vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú.

- Độc hại với gan: Có một tỷ lệ người uống rượu hình thành các sẹo xơ trong gan, rồi dẫn đến xơ gan, một loại tổn thương gan tiến triển, không thể đảo ngược lại được, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan cũng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng.

- Thúc đẩy lão hóa da: Rượu gây lợi tiểu, do đó làm cơ thể, cũng như làn da bị mất nước, điều này có ảnh hưởng ngay tức thì và kéo dài đối với làn da và tóc. Bởi cồn làm cạn kiệt vitamin C và vitamin A và sắt trong cơ thể, nên làn da cũng xanh sao, thiếu sức sống, tóc dể gãy rụng, kém hồi phục trước những tác nhân lão hóa của môi trường như ánh nắng và các chất ô nhiễm.

- Ảnh hưởng đến não và thần kinh: Cồn ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh, theo chiều hướng khiến người đó ngày càng trở nên lo âu, trầm cảm, căng thẳng và đặc biệt là tính cách xấu xa hơn.

- Vấn đề tim mạch: Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dần dần, các tế bào cơ tim bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến tim yếu và không đủ khả năng đưa máu đi nuôi cơ thể. Uống rượu cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, do vậy càng làm tăng huyết áp và tăng yếu tố nguy cơ lớn của đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Biểu hiện là khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, và phù chân

- Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Thận lọc và thải chất độc ra khỏi dòng máu, rượu làm suy giảm khả năng thực hiện chức năng này của thận, chỉ cần một lần quá chén cũng có thể gây suy thận cấp

- Viêm tụy: Tụy có hai chức năng nội tiết và ngoại tiết. Nó tiết các enzyme tiêu hóa và gửi đến ruột non giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn, đó là chức năng ngoại tiết. Chỉ khi đến ruột các enzyme này mới được hoạt hóa thực hiện chức năng của mình. Nhưng khi uống rượu bia, cồn làm rối loạn quá trình này, các enzyme bị hoạt hóa và thực hiện chức năng ngay khi còn ở trong tụy, do đó gây viêm tụy. Các triệu chứng viêm tụy bao gồm đau bụng, có thể đau dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt.

- Loãng xương: Trong cơ thể luôn xảy ra quá trình hủy xương và tân tạo xương, có sự cân bằng nhất định giữa hai quá trình này. Cồn trong rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tái tạo xương, ức chế sự tân tạo, từ đó làm xương mỏng, yếu và dễ gãy hơn, đồng thời cũng lâu liền hơn nếu bị gãy. Uống rượu cũng là một một trong những yếu tố được dùng để đánh giá nguy cơ gãy xương.

Với những tác hại cơ bản trên cho thấy cán bộ, công chức và người lao động và mọi nhà hãy thực hiện nghiêm túc Luật Phòng chống tác hại của rượu bia là góp phần bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và xã hội, thực hiện có hiệu quả các thông điệp sau: Đã uống rượu bia – không lái xe; An toàn giao thông nói không với rượu, bia”, “Không nồng độ cồn sau tay lái”, “Say xỉn lái xe là tội ác”, “Uống rượu, bia và lái xe – Giá đắt phải trả”, “Lạm dụng rượu, bia – Hiểm họa gây tai nạn giao thông”.

Hãy từ chối rượu, bia trước khi quá muộn, đó là lời cảnh tỉnh cho những ai đang hàng ngày sử dụng rượu bia như một thói quen. Đây là một việc làm cần thiết, đặc biệt đối với giới trẻ tương lai để có một cuộc sống khỏe mạnh và xây dựng một xã hội văn minh, an toàn. Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam tổ chức truyền thông, tuyên truyền trên hệ thống trang thông tin điện tử của cơ quan và trên các diễn đàn khác nhau để cán bộ, công chức và người lao động quan tâm hiểu thêm về công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia đến năm 2025 trên địa bản tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Loan - Phó Chánh văn phòng