Thời quan qua, Ban quản lý KKT Đông Nam chủ động nắm bắt thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Lâp kế hoạch phối hợp các sở, ngành, địa phương, các trường Đại học, Cao đẳng và dạy nghề trong tỉnh Nghệ An, các công ty hạ tầng KCN để kết nối các doanh nghiệp tham gia các buổi hội chợ giới thiệu việc làm. Phối hợp Báo Nghệ An, Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An và các kênh thông tin để cung cấp các thông tin về nhu cầu lao động, đào tạo của các doanh nghiệp để xây dựng tin, bài hỗ trợ thông tin, kết nối cung cầu lao động, đăng bài qua trang Website của Ban, qua facebook, zalo các nhóm trong KKT, KCN.
Một số hình ảnh Ban quản lý và các DN tham gia các ngày hội việc làm
Mặc dầu trải qua 2 năm đại dịch, gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực, chủ động cải thiện đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho công nhân lao động như nâng lương, thưởng phụ cấp và các chế độ phúc lợi khác, tổ chức xe đưa đón công nhân, hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, tổ chức các kỳ nghỉ, du lịch cho người lao động nhằm tạo mối quan hệ lao động hài hòa, động gắn bó lâu dài cùng doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu lao động sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển, Ban quản lý KKT Đông Nam phối hợp các ngành tìm các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu hụt nguồn lao động.
Tỉnh ta đã có các chính sách điều tiết thị trường lao động, phân bổ nguồn lao động hợp lý, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp cần trong xu thế hội nhập và phát triển. Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh kết nối thông tin, tuyên truyền giới thiệu việc làm cho lao động địa phương.
Việc thu hút được nguồn lao động tại chỗ sẽ là lợi thế rất lớn đối với sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Qua các đợt dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp cho thấy, việc sử dụng được nguồn lao động tại chỗ đã giúp các doanh nghiệp xây dựng được kịch bản ứng phó dễ dàng và tiết kiệm hơn. Không bị biến động lớn về nhân lực bởi dịch bệnh, vì thế mà đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ta vẫn đảm bảo tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định.
Các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn cần nắm bắt nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, xu thế sử dụng nguồn nhân lực để liên kết đào tạo với các doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài, nhất là đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; đồng thời tư vấn cho người lao động xây dựng tác phòng làm việc với môi trường công nghiệp, nắm bắt kịp thời xu thế tuyển dụng của các doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu nguồn lao động và có kế hoạch ngay khi dự án đầu tư đước cấp phép, cần ký kết, hợp tác đào tạo với các trường đại học, cao đẳng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực. Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo phong trào thi đua lao động giỏi, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn bó lâu dài với công ty. Để thu hút và sở hữu được nguồn lao động tại chỗ, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai các chiến dịch tuyên truyền, tuyển dụng về đến tận các đơn vị xã, phường.
Bản thân các em học sinh, sinh viên, người lao động khi bước vào thị trường lao động, cần tích cực, chủ động năm bắt đầy đủ các thông tin, hiểu biết đầy đủ về pháp luật việc làm, học nghề và đồng thời trang bị cho bản thân những hành trang, kiến thức, kỹ năng cần thiết, kỹ năng nghề, ngoại ngữ để sớm tìm được cho mình một ngành, một nghề phù hợp, có thu nhập cao và ổn định.
Với nhiều chính sách đồng bộ hỗ trợ nhà đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt là Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về tăng lương tối thiểu vùng, bên cạnh đó, hạ tầng KCN và các điều kiện sinh hoạt, ăn ở đi lại ngày càng phát triển, hy vọng người lao động sẽ lựa chọn quay về quê hương Nghệ An lập nghiệp, qua đó xây dựng và phát triển quê hương ngày càng vững mạnh.
Nguyễn Loan - Phòng Quản lý DN và LĐ