image banner
TIN NÓNG
DỊCH VỤ CÔNG

image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chính phủ ban hành Nghị định 135/2024/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu tác động đến môi trường với quyết tâm thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050, ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Đây là một bước tiến quan trọng giúp các doanh nghiệp dễ dàng triển khai hệ thống điện mặt trời, giảm thiểu chi phí năng lượng và góp phần vào mục tiêu phát triển năng lượng xanh, bền vững tại Việt Nam.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân quản lý, tham gia phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam theo hình thức tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể được nối lưới hoặc không nối lưới với hệ thống điện quốc gia, và có thể được bán điện trực tiếp giữa các đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng tiêu thụ lớn, theo quy định của Chính phủ

Anh-tin-bai

Lắp đặt điện mặt trời trên các mái nhà xưởng trong khu công nghiệp (sưu tầm)

Nguyên tắc phát triển

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng. Nghị định yêu cầu công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.

Chính sách khuyến khích

Các tổ chức, cá nhân lắp đặt điện mặt trời mái nhà phục vụ tự sản xuất, tự tiêu thụ sẽ được miễn giấy phép hoạt động điện lực và không bị giới hạn công suất trong trường hợp: không đấu nối với hệ thống điện quốc gia, lắp đặt thiết bị chống phát ngược vào lưới, hoặc các hộ gia đình và nhà ở riêng lẻ có công suất dưới 100 kW.

Hệ thống điện mặt trời mái nhà còn được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và được rút gọn các thủ tục hành chính theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và vận hành.

Ngoài ra, công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đất năng lượng và công năng theo quy định của pháp luật

Anh-tin-bai

Hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để xe tại Công ty TNHH VSIP Nghệ An (sưu tầm)

Đăng ký và quản lý vận hành hệ thống

Các hệ thống điện mặt trời mái nhà có đấu nối với hệ thống điện lưới quốc gia phải thực hiện đăng ký và thông báo với các cơ quan chức năng. Đối với các hệ thống có công suất từ 100 kW trở lên, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trang bị các thiết bị, phương tiện kết nối với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển theo yêu cầu kỹ thuật do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố công khai.

Trách nhiệm của các cơ quan địa phương và Tập đoàn Điện lực

Các cơ quan quản lý địa phương và Tập đoàn Điên lực Việt Nam có trách nhiệm giám sát phát triển điện mặt trời mái nhà tại địa phương, đảm bảo an toàn hệ thống điện và thực hiện thanh toán cho các đơn vị bán điện dư. Đồng thời, Tập đoàn Điện lực cũng có nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống.

Nghị định số 135/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/10/2024.

Anh Đức - Phòng Kế hoạch và Đầu tư.