Năm 2024 Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An
(Ban Quản lý KKT Đông Nam) được Ban
Chỉ đạo CCHC của tỉnh lựa chọn là 1 trong 7 đơn vị để tập trung chỉ đạo điểm về công
tác CCHC. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng cần tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện trong năm, tập thể Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Đông Nam
đã đề ra nhiều giải pháp, cách làm mới để nâng cao chất lượng cải cách hành
chính tại cơ quan.
Để triển khai nhiệm vụ của đơn vị được lựa chọn chỉ đạo điểm, Ban đã rà
soát kỹ 6 nội dung về CCHC, chỉ ra mặt tích cực, mặt còn hạn chế để tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong năm; cùng với đó Ban căn cứ các chương trình,
Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo của tỉnh, Sở Nội vụ; các chủ đề, phương châm hành
động để qua đó nắm được chủ trương, tinh thần chỉ đạo chung của tỉnh: Như Kế hoạch công
tác năm 2024 theo phương châm “Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt”; Kế
hoạch CCHC nhà nước năm 2024, lựa chọn chủ đề CCHC của năm đó là: “Đẩy mạnh
chuyển đổi số - Tập trung nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn
trình - Tỷ lệ số hóa hồ sơ - Tỷ lệ thanh toán trực tuyến”.
Ngày 29/02/2024 Ban
đã ban hành Văn bản số 338/KKT-VP để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ đơn vị chỉ đạo
điểm về CCHC tại cơ quan. Chỉ rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo; nhiệm vụ tổ chức
thực hiện cụ thể và lựa chọn 02 phòng
Tài nguyên và Môi trường; phòng Kế hoạch và Đầu tư để tập trung chỉ đạo về công tác CCHC.
(Năm 2024 Ban tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng các KCN VSIP, WHA, Hoàng
Mai giai đoạn 2, phòng TNMT là đơn vị tham mưu chính; phòng KHĐT là phòng đầu mối
tham mưu chính về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp,
NĐT khi thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư tại Ban).
Để có cơ sở lãnh đạo,
chỉ đạo, triển khai nhiệm vụ về CCHC sát thực tế tại cơ quan, ngày 06/3/2024
Ban thành lập Tổ
Kiểm tra việc thực hiện quy trình và chất lượng tham mưu trong tiếp nhận, xử lý
hồ sơ thủ tục hành chính (kiểm tra nhằm chỉ ra tồn tại, hạn chế, điểm nghẽn
trong giải quyết TTHC để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục); thành lập các tổ kiểm
tra về tiến độ thực hiện các dự án đầu tư để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng
mắc cho DN trên địa bàn KKT.
Trong 6 nội dung về CCHC thì Ban tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về CC TTHC
(đây là nội dung có tác động trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, đến kết quả
thu hút đầu tư), tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về xây dựng chính quyền điện tử,
chính quyền số (đây là nội dung mà kết quả của công tác CCHC có tính bền vững)
như sau:
Cải cách thủ tục hành chính được chú trọng
Ngày 06/3/2024 Ban thành lập Tổ Kiểm tra việc thực hiện quy trình và chất lượng
tham mưu trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính để qua kiểm tra thấy
được điểm nghẽn ở đâu, khó khăn, vướng mắc ở đâu để tập trung tháo gỡ. Qua kiểm
tra thì đã phát hiện một số vấn đề trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC
đó là: Số lượt hồ sơ trả yêu cầu bổ sung; số lượt hồ sơ thực hiện tạm dừng nhiều
và chỉ rõ trách nhiệm của từng cá nhân và đề ra giải pháp khắc phục: về hồ sơ
trả bổ sung nhiều thì chấn chỉnh, yêu cầu cán bộ tiếp nhận nâng cao nhận thức,
trách nhiệm (chỉ tiếp nhận trên cơ sở hồ sơ đủ thành phần theo quy định và mỗi
thành phần hồ sơ phải đảm bảo cơ sở pháp lý). Đối với hồ sơ tạm dừng, chỉ
rõ dừng ở vị trí chuyên viên nào, cơ quan nào, các bước trong quá trình phối hợp
xử lý giữa các phòng, trong quá trình lấy ý kiến các ngành thì công chức chủ
trì xử lý phải phối hợp, kịp thời đôn đốc, nhắc nhở…
Hàng ngày Ban giao cán bộ tiếp nhận, trả kết quả tại
Trung tâm phục vụ HCC rà soát, báo về cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC có những hồ
sơ nào gần đến hạn kịp thời nhắc, đôn đốc công chức trực tiếp xử lý biết tiến độ
của hồ sơ để chủ động xử lý. Rà soát, thống kê kết quả xử lý văn bản, kết quả xử
lý hồ sơ TTHC chỉ rõ có bao nhiêu hồ sơ đúng hạn, bao nhiêu hồ sơ tạm dừng, bao
nhiêu hồ sơ trả bổ sung; cá nhân nào chủ trì xử lý, yêu cầu phòng giải trình cụ
thể.
Trong công tác tuyên truyền: Ban xác định để làm tốt
nhiệm vụ, cơ sở cần thiết ban đầu mỗi công chức, viên chức, người lao động cần
nắm rõ các văn bản quy định của cấp trên, nội quy, quy chế cơ quan. Nên Ban tổ
chức cuộc thi trực tuyến “hiểu biết văn bản QPPL về hoạt động công vụ và nội
quy, quy chế cơ quan” và tuyên truyền thông qua hiện vật. Văn phòng, phối hợp
Chi đoàn Thanh niên dự kiến làm cái móc chìa khoá 1 mặt logo của Ban, 1 mặt mã
QR để tuyên truyền và cung cấp tất cả các thông tin về KKT, KCN trên địa bàn;
cơ chế, chính sách, TTHC, thông tin về Ban đến doanh nghiệp, nhà đầu tư…
Chủ động xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số
Qua rà soát đầu năm cho thấy cái khó của Ban nói riêng
cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước nói chung là không có công cụ để quản
trị hết hoạt động nội vụ, hoạt động chuyên môn. Có rất nhiều ứng dụng, rất nhiều
công cụ mà lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động cần sử dụng để giải
quyết công việc do đó đòi hỏi phải thường xuyên
đăng nhập để xử lý với nhiều địa chỉ, nhiều tài khoản, nhiều mật khẩu đăng nhập
khác nhau… (phần mềm dịch vụ công trực tuyến; phần mềm quản lý văn bản; cổng
TTĐT, phần mềm chuyên ngành,…). Ban xây dựng 1 công cụ gom lại tất cả các ứng dụng
và hệ thống cơ sở dữ liệu lại một địa chỉ. (dự kiến đưa vào sử dụng trong quý
IV/2024 và khai thác tại địa chỉ http://kkt.enghean.vn. Ngoài ra, Ban lựa chọn
một số lĩnh vực để tập trung thực hiện chuyển đổi số và đưa vào công cụ này.
Giao diện demo công cụ quản lý các phần mềm, cơ sở dữ liệu của Ban Quản lý KKT Đông Nam
Đối với phần mềm quản lý văn bản: Ban thực hiện rà
soát, yêu cầu văn bản của Đảng, văn bản của các phòng/đơn vị đều xử lý, phát
hành văn bản ký số qua phần mềm VNPT-iOffice và rà soát, yêu cầu CB, CC, VC,
NLĐ văn bản cá nhân phải đưa về đúng trạng thái (không để VB không phải xử lý
chính nhưng vẫn nằm ở mục văn bản đến/ xử lý chính; văn bản đi trả lời cho văn
bản đến thì không móc nối với nhau…):… để việc thống kê, báo cáo của phần mềm rất
sát với thực tế xử lý văn bản của CB, CC, VC, NLĐ; trong 6 tháng ban đã đề nghị
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo VNPT Nghệ An chỉnh sửa tính năng của phần
mềm, giúp việc lấy ý kiến về dự thảo văn bản giữa các phòng/đơn vị trực thuộc
thực hiện được hoàn toàn trên phần mềm (trước đây vừa thực hiện thủ công, vừa
thực hiện điện tử).
Hiện tại Ban đang tập trung triển khai làm giàu giữ liệu
số đối với lĩnh vực nội vụ, nội bộ cơ quan. Ban đã đưa vào sử dụng phần mềm là
sản phẩm của đề tài số hoá cơ sở dữ liệu, hệ thống quản lý tại Ban (gọi là phần
mềm quản lý dự án đầu tư trong khu kinh tế Nghệ An).
Giao diện trang chủ
phần mềm quản lý dự án đầu tư trong KKT Nghệ An (Địa chỉ truy cập: http://ngheanez.vn)
Bùi Văn Hải - Chánh văn phòng